Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là gì? | Wellbeing
Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là phương pháp sử dụng năng lượng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường.
Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là phương pháp sử dụng năng lượng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường. Dập tắt các rối loạn nhịp nhanh đang chiếm quyền chủ nhịp của nhịp xoang, nhằm tạo điều kiện cho nhịp xoang trở lại vai trò chủ nhịp. Sốc điện gây ra sự khử cực đối với tất cả các tế bào cơ tim đang bị kích thích, cắt đứt các vòng vào lại hoặc bất hoạt các ổ hoạt động ngoại vi bằng cách tái đồng bộ hoạt động điện học trong tế bào cơ tim.
Sốc điện cấp cứu ngoài lồng ngực được thực hiện càng nhanh càng tốt nếu có thể ngay khi những hình ảnh rối loạn nhịp nhanh sau được ghi nhận trên giấy hoặc trên màn hình theo dõi điện tâm đồ.
Có 2 loại sốc điện:
- Shock điện chuyển nhịp: Phóng dòng điện với phức bộ QRS (thường là vào sóng R hoặc sóng S nếu không có R, để tránh sóng T) của bệnh nhân để chuyển nhịp.
- Shock điện phá rung: Phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim nào của bệnh nhân (không đồng bộ - unsynchronized).
Cơ chế tác động máy sốc tim ngoài lồng ngực
- Máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED) hay còn gọi là máy AED (máy sốc tim) là một thiết bị hữu ích trong quá trình sơ cấp cứu nạn nhân ngừng tim. Đây là một thiết bị y tế nhưng những người không hề có kinh nghiệm hay kiến thức y khoa hoàn toàn có thể sử dụng được.
- Máy sốc tim/máy AED có khả năng phát ra điện cực rất lớn đi qua 2 tấm điện cực ở trên người của nạn nhân.Tại thời điểm này, quả tim sẽ ngừng đập trong một khoảng thời gian ngắn, việc kết hợp CPR tạo điều kiện cho quả tim có thể tự đập lại nhịp nhàng không rung nữa. Lúc ấy quả tim mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể.
Bình luận:
Không có bình luận nào cho bài viết.