Máy AED/máy khử rung tim/máy sốc tim và sai lầm cần tránh| Wellbeing
Ngừng tim đột ngột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo WHO, tỷ lệ người tử vong do ngừng tim ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn tổng số người tử vong do ung thư phổi và tai nạn giao thông cộng lại. Khả năng sống sót của nạn nhân sẽ giảm từ 7% đến 10% cho mỗi phút trôi qua mà không khử rung tim. Đó là lý do tại sao có máy khử rung tim ngoài tự động (AED) tại chỗ rất quan trọng. Tuy quan trọng là vậy nhưng vẫn có một số sai lầm nhất định khi sử dụng máy AED. Bài viết này sẽ đưa ra các lỗi phổ biến có thể gặp phải khi sử dụng máy AED và cách tránh chúng.
BS Hoàng Văn Cường | Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Ngừng tim đột ngột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo WHO, tỷ lệ người tử vong do ngừng tim ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn tổng số người tử vong do ung thư phổi và tai nạn giao thông cộng lại. Khả năng sống sót của nạn nhân sẽ giảm từ 7% đến 10% cho mỗi phút trôi qua mà không khử rung tim. Đó là lý do tại sao có máy khử rung tim ngoài tự động (AED) tại chỗ rất quan trọng. Tuy quan trọng là vậy nhưng vẫn có một số sai lầm nhất định khi sử dụng máy AED. Bài viết này sẽ đưa ra các lỗi phổ biến có thể gặp phải khi sử dụng máy AED và cách tránh chúng.
1. Lưu trữ AED không đúng cách:
Máy AED cần để ở nơi dễ dàng tiếp cận. Bạn sẽ mất ít nhất là 3 phút để lấy thiết bị ra khỏi nơi lưu trữ. Khi sơ cấp cứu cho một nạn nhân ngừng tuần hoàn, mỗi giây trôi qua đều quan trọng.
Đặt máy AED ở một khu vực nhiều người đi lại là một ý tưởng tốt. Ngoài ra, hãy đặt máy AED trong một tủ treo tường với độ cao vừa phải và là nơi dễ quan sát để mọi người có đều có thể thấy vị trí của máy.
2. Không thực hiện theo hướng dẫn của máy AED:
Khi gặp một nạn nhân ngừng tuần hoàn, khả năng bạn lo lắng, hoảng hốt là rất cao. Điều quan trọng trong những tình huống này là giữ bình tĩnh và tập trung vào sự hướng dẫn của máy.
Người bình thường không được đào tạo về y khoa hoàn toàn có thể sử dụng được máy AED nhờ các hướng dẫn bằng âm thanh và hình ảnh. Các hướng dẫn từ cơ bản như gọi cấp cứu đến chi tiết hơn như cởi áo (bộc lộ lồng ngực nạn nhân) và tháo bỏ trang sức đều được máy thông báo.
Bạn phải làm theo đúng hướng dẫn của máy.
3. Không biết lúc nào cần thực hiện CPR hoặc sử dụng máy AED:
Mọi người thường phân vân không biết lúc nào cần sử dụng máy AED, lúc nào cần thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho nạn nhân ngừng tim. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, trong tất cả các trường hợp ngừng tim, có hay không có máy khử rung tim thì bạn đều phải thực hiện CPR cho nạn nhân càng sớm càng tốt.
Vì những lý do sau:
Khi không có máy AED hoặc khi sử dụng AED mà không cần sốc điện, bạn cần ngay lập tức thực hiện CPR để giúp nạn nhân có máu đi nuôi cơ thể.
Nếu sử dụng máy AED mà cần phải sốc điện, thì tim nạn nhân sẽ dừng đập sau khi đánh sốc và không rung nữa. Lúc này tim sẽ cần máu và oxy để có thể tự khôi phục nhịp đập bình thường của nó. Và CPR sẽ giúp tim có được lượng máu cần thiết này.
4. Đặt sai vị trí của điện cực:
Nếu các miếng dán điện cực được đặt không đúng vị trí, AED sẽ không thể phân tích hay sốc điện cho nạn nhân. Lựa chọn những máy AED có chỉ dẫn rõ ràng về cách đặt điện cực bằng cả lời nói và hình ảnh sẽ giúp bạn tránh được sai lầm này.
5. Không biết được thời gian bảo trì máy AED:
Bạn có biết về lịch trình bảo trì máy AED của bạn không?
Hãy thường xuyên kiểm tra trang web của nhà sản xuất để biết thời gian cần thay pin hay miếng dán điện cực. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn phải thay pin và miếng dán điện cực để đảm bảo hiệu quả sử dụng của máy.
Hãy sẵn sàng, vì:
Bạn không thể lường trước được tình huống bạn sẽ cần sử dụng AED hay thực hiện CPR
Hãy cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia những khóa học sơ cấp cứu để bình tĩnh và xử trí đúng trong những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Bình luận:
Không có bình luận nào cho bài viết.