Cách Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim

2024-10-22 14:18:57

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, có thể quá nhanh, quá chậm hoặc không theo nhịp điệu bình thường. Nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.Một số loại rối loạn nhịp tim không gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên cũng có trường hợp rối loạn nhịp tim dẫn đến tình trạng suy tim, ngừng tim hay đột quỵ.

Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Nhịp Tim

Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Bệnh lý tim mạch (như bệnh động mạch vành, suy tim)
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn điện giải
  • Stress, lo âu
  • Sử dụng thuốc hoặc chất kích thích

Triệu Chứng Thường Gặp

  • Đánh trống ngực
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Yếu sức, mệt mỏi
  • Đổ nhiều mồ hôi

Phương Pháp Điều Trị

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim tập trung vào việc giúp giảm triệu chứng, điều hòa và kiểm soát nhịp tim cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Nhiều loại rối loạn nhịp tim ít có giá trị lâm sàng và không cần điều trị, tuy nhiên nếu rối loạn nhịp tim kéo dài, có 4 loại điều trị có thể sử dụng:

  1. Điều trị nội khoa: chú trọng điều chỉnh các căn nguyên tiềm tàng:
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thay đổi hoặc dừng một số loại thuốc đang sử dụng.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
    • Tập thể dục đều đặn
    • Quản lý stress và lo âu
  2. Thuốc:
    • Thuốc chống loạn nhịp
    • Thuốc làm giảm nhịp tim (beta-blockers)
    • Thuốc chống đông máu nếu cần
  3. Sốc điện:
    • Sốc điện cấp cứu hoặc khẩn cấp được sử dụng nhiều ở những bệnh nhân không ổn định về huyết động. Thường điều trị chọn lọc cho một số dạng loạn nhịp trên thất.
  4. Can Thiệp Kỹ Thuật:
    • Cấy máy tạo nhịp: Đối với những trường hợp nhịp tim chậm.
    • Cấy thiết bị khử rung tim: Đối với những người có nguy cơ cao bị ngừng tim.
    • Điều trị loại bỏ: Điều trị bằng nhiệt độ siêu lạnh hoặc kỹ thuật thông tim sóng tần. Phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng hiệu quả giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Biến chứng sau điều trị có thể có:

Sau khi điều trị rối loạn nhịp tim, có thể xảy ra một số biến chứng như: loạn nhịp tim mới, nhiễm trùng, tổn thương cơ tim, rối loạn chức năng tim,...Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau điều trị cần theo dõi thường xuyên nhịp tim để phát hiện sự bất thường. Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích cũng như xây dựng lối sống lành mạnh. Cân bằng giữa công việc và chế độ nghỉ ngơi. Thư giãn tinh thần, tránh áp lực và căng thẳng.

Nếu cảm thấy lo âu hoặc trầm cảm sau điều trị, hãy xem xét tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ. Người bệnh cần báo cho người thân hoặc bạn bè, đồng nghiệp xung quanh biết về tình trạng của mình. Trang bị một số máy giúp đo nhịp tim cũng như máy khử rung tự động. Trong nhiều trường hợp có triệu chứng, những người xung quanh sẽ biết cách hỗ trợ và đưa người bệnh đến cơ sở y tế nhanh nhất.

 

Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nhưng với sự phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này. Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

 

Bình luận:

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:
Tin tức Wellbeing