Sử dụng máy AED /máy sốc tim/máy khử rung tim trên phụ nữ có thai như thế nào?| Wellbeing
Bạn có bao giờ thắc mắc liệu rằng một phụ nữ có thai mà ngừng tim thì có hồi sức tim phổi và sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED) cho nạn nhân không? Liệu rằng việc sử dụng máy AED mà phải sốc điện thì có nguy hiểm cho thai nhi không? Nếu bạn có những thắc như trên, hãy đọc ngay bài viết để cùng tìm hiểu về chủ đề này.
BS Hoàng Văn Cường | Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Bạn có bao giờ thắc mắc liệu rằng một phụ nữ có thai mà ngừng tim thì có hồi sức tim phổi và sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED) cho nạn nhân không? Liệu rằng việc sử dụng máy AED mà phải sốc điện thì có nguy hiểm cho thai nhi không? Nếu bạn có những thắc như trên, hãy đọc ngay bài viết để cùng tìm hiểu về chủ đề này.
1. Thực trạng ngừng tim ở phụ nữ có thai.
Trong một nghiên cứu của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch Farida Mary Jeejeebhoy, đang giảng dạy tại Đại học Toronto-Canada, đã chỉ ra rằng cứ 12.000 phụ nữ có thai (PNCT) nhập viện để sinh tại Mỹ thì sẽ có 1 phụ nữ bị ngừng tim đột ngột. Nhưng con số này có thể còn cao hơn vì chưa bao gồm những PNCT ngừng tim ngoài bệnh viện.
Cũng theo tác giả này, ngừng tim và các nguyên nhân tử vong khác cho thai phụ trong thai kỳ đang gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Một lý do có thể là, ngày càng có nhiều phụ nữ có các yếu tố nguy cơ các bệnh tim mạch khi đang mang thai như: lớn tuổi, bị tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hoặc tăng cholesterol,…Trên những vấn đề đã có, các biến chứng thai kỳ là tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ cũng làm cho tình trạng sức khỏe người mẹ trở nên tồi tệ hơn.
Ở nghiên cứu này tác giả tiếp tục chỉ ra rằng, gần 6 trong số 10 phụ nữ mang thai ngừng tim trong bệnh viện vẫn sống sót, tuy nhiên với những phụ nữ ngừng tim ngoài bệnh viện vẫn chưa có thống kê nào.
Vì tất cả những yếu tố trên, việc sơ cấp cứu cho một PNCT đã quan trọng nay còn càng cần được lưu ý hơn.
2. Sử dung máy AED trên phụ nữ có thai thì sẽ thế nào?
Có những hành động mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được để giúp những PNCT bị ngừng tim. Những điểm cần lưu ý sẽ là:
Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc bất kỳ số điện thoại khẩn cấp nào
Thông báo với người tổng đài viên những nội dung sau: địa điểm, số lượng người gặp nạn và nhấn mạnh rằng ở đây có nạn nhân là PNCT (điều này sẽ giúp người tổng đài viên khi liên hệ với nơi cấp cứu gần nhất có thể yêu cầu chuẩn bị thêm những trang thiết bị cần thiết)
Tiếp theo hãy ngay lập tức thực hiện hồi sức tim phổi là ép tim và thổi ngạt cho nạn nhân (CPR). Việc áp tim này được thực hiện với động tác, vị trí, độ nhanh và mạnh giống hệt với những phụ nữ bình thường khác. Tần số ép tim vẫn tối thiểu là 100 lần/phút và chu kỳ hoàn chỉnh là 30 lần ép tim cộng với 2 lần thổi ngạt.
Nếu có máy AED, hãy ngay lập tức gọi người hỗ trợ đi lấy máy trong lúc bạn CPR cho nạn nhân. Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng AED có ảnh hưởng đến nhịp tim hay bất kỳ vấn đề nào khác của thai nhi. AED là hoàn toàn an toàn với PNCT. Đồng thời, khi này tình trạng người mẹ đang gặp nguy hiểm thì việc cấp cứu cho người mẹ cũng chính là đang cứu thai nhi.
Nếu thai phụ tỉnh lại, hãy đặt cô ấy về tư thế an toàn nghiêng trái để cải thiện lưu lượng máu đến tim và từ đó sẽ có máu đến thai nhi.
Bình luận:
Không có bình luận nào cho bài viết.