Máy sốc tim/khử rung tim ngoài tự động (AED) | Wellbeing

2023-03-28 13:52:21

Máy sốc tim là thiết bị có nhiều chức năng dùng trong phẫu thuật, hồi sức tích cực,... Việc sử dụng máy sốc tim thường đơn giản, tác dụng nhanh nên luôn được sử dụng trong nhiều trường hợp điều trị, cấp cứu một số bệnh tim mạch.

1. Hiện tượng ngưng tuần hoàn

Khi tim ngừng đập, hiện tượng ngừng tuần hoàn xảy ra. Điều nguy hiểm là ngừng tuần hoàn có thể xảy ra với người bình thường, không có tiền sử bệnh, vào bất kỳ lúc nào và bất kì đâu. Nguyên nhân phổ biến nhất là do rối loạn nhịp tim bất thường, đặc biệt là rung thất. Nhịp bất thường này có thể xảy ra khi cơ tim bị tổn thương do nhồi máu cơ tim hoặc khi lượng oxy không đủ đến tim.

2. Máy sốc tim là gì?

Máy sốc tim là thiết bị có nhiều chức năng dùng trong phẫu thuật, hồi sức tích cực,... Việc sử dụng máy sốc tim thường đơn giản, tác dụng nhanh nên luôn được sử dụng trong nhiều trường hợp điều trị, cấp cứu một số bệnh tim mạch.

3. Máy sốc tim ngoài tự động là gì?

Máy khử rung tự động bên ngoài (automated external defibrillator - AED) được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim bằng cách gây sốc điện. Thiết bị này được thiết kế cho phép cả những người không hề có kinh nghiệm hoặc kiến thức về y khoa sử dụng để làm tăng khả năng sống sót của nạn nhân bị ngưng tim trong bệnh viện cũng như ở khu vực ngoài bệnh viện.

4. Các bước sử dụng máy sốc tim ngoài tự động (AED)

  • Bật máy AED và lấy các miếng điện cực ra khỏi gói niêm phong.
  • Cởi hoặc cắt qua quần áo và lau sạch mồ hôi trên ngực của nạn nhân.
  • Xé bao đựng điện cực, lấy và dán các miếng đệm vào ngực nạn nhân ở các vị trí được chỉ định.
  • Đặt miếng điện cực đầu tiên ở phía trên bên phải ngay dưới xương đòn của nạn nhân.
  • Đặt miếng đệm thứ hai ở phía bên trái, ngay phía dưới nách của nạn nhân (hình bên trên). Đảm bảo tấm đệm có trục dài dọc theo trục từ đầu đến chân của cơ thể nạn nhân.
  • AED sẽ bắt đầu phân tích nhịp tim. Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân. Thực hiện theo hướng dẫn bằng hình ảnh và/hoặc lời nói do máy đưa ra.

5. Lưu ý khi sử dụng máy sốc tim ngoài tự động (AED)

5.1. Luôn nhớ rằng, phải thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức!

Cứ mỗi phút qua đi giảm từ 7% đến 10% khả năng sống sót của nạn nhân. VÌ vậy, hãy ngay lập tức hồi sức tim phổi để giúp nạn nhân có máu và oxy đi nuôi cơ thể. Đừng lãng phí thời gian tìm kiếm máy AED, nếu có người hỗ trợ trong lúc bạn thực hiện CPR hãy nhờ họ lấy giúp.

5.2. Cẩn thận máy AED Trainer.

Máy AED Trainer được tạo ra để phục vụ cho quá trình tập huấn sử dụng máy AED, tuy hình dáng bên ngoài, các thao tác sử dụng và cách thức hoạt động tương đối giống với máy AED thật nhưng các chức năng đã bị tối giản đi rất nhiều. Một điều quan trọng nữa là máy AED Trainer không có khả năng sốc điện như máy thật. Vì vậy, nếu sử dụng nhầm máy AED trainer để cấp cứu cho nạn nhân thì sẽ không có hiệu quả.

Hãy chú ý các thông tin được ghi bên ngoài thân máy, các máy AED trainer đều sẽ được ghi rõ ràng đây là máy dùng để tập huấn, còn máy thật thì sẽ không có các thông tin này.

5.3. Máy AED đã sốc điện bao nhiêu lần.

Pin của một máy AED chỉ đủ năng lượng để thực hiện được một số lần sốc điện nhất định. Ví dụ với máy AED HS1 của hãng Philips, trong 1 chu kỳ pin máy chỉ có thể sốc điện được tối đa 200 lần. Do vậy, nếu máy AED đã thực hiện quá số lần sốc điện này, năng lượng còn lại của pin sẽ không đủ để máy tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Nếu máy không sử dụng được, bạn chỉ cần CPR cho nạn nhân. Đừng cố tìm kiếm chiếc máy khác vì điều này đang lãng phí thời gian bạn có thể cứu nạn nhân. Trong trường hợp bạn có người hỗ trợ cùng thực hiện sơ cấp cứu, hãy nhờ họ tìm kiếm một chiếc máy AED khác.

5.4. Pin của máy đã được thay mới từ bao giờ?

Như đã trình bày phía trên về số lần sốc tối đa trong 1 chu kỳ pin, đồng thời nếu để trong thời gian dài năng lượng của pin cũng sẽ hao đi. Việc năng lượng pin giảm sẽ làm chậm tốc độ phân tích của máy.

Vì thế nhà sản xuất luôn yêu cầu rằng, mỗi lần thay pin sẽ có nhãn dán rõ ràng thời gian thay, để người sử dụng có thể cân nhắc sử dụng máy AED này hay không. Cũng như phục vụ cho những lần bảo trì, thay pin tiếp theo. Thời giant hay pin khuyến nghị của nhà sản xuất là 5 năm kể từ lần thay pin trước.

5.5. Điện cực trẻ em hay người lớn.

Năng lượng cú sốc điện đối với người lớn và trẻ em (trẻ từ 1-8 tuổi hoặc có cân nặng dưới 25 kg) khác nhau vì năng lượng này đươc tính theo cân nặng của nạn nhân. Đồng thời với mỗi đối tượng khác nhau, cách đặt điện cực cũng sẽ khác nhau. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng điện cực phù hợp với đối tượng sơ cấp cứu.

Lưu ý: Đối với một số máy AED có điện cực có thể dùng chung cho cả người lớn và trẻ em, bạn hãy lưu ý nút công tắc và chuyển chế độ sao cho phù hợp với nạn nhân trước khi tiến hành sơ cấp cứu.

5.6 Đảm bảo các điều kiện trên người nạn nhân để máy hoạt động hiệu quả.

Có một số lưu ý trước khi gắn điện cực lên người nạn nhân mà có thể bạn sẽ bỏ qua nên tôi sẽ tổng hợp lại cho các bạn ngay phía dưới đây:

Tháo các đồ vật kim loại trên người nạn nhân ra: Đồng hồ, thắt lưng da, vòng tay, vòng cổ,…và điện thoại vì những vật dụng này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phân tích và sốc điện của máy AED.

Nếu nạn nhân có quá nhiều lông ngực và làm cản trở hiệu quả của miếng dán thì tốt nhất nên cạo sạch lông ngực trước khi dán điện cực.

Mồ hôi hoặc nước sẽ làm giảm hiệu quả của cú sốc điện. Do đó, nếu người nạn nhân nhiều mồ hôi hoặc được cứu từ dưới nước lên bạn cần lau khô người nạn nhân trước khi sử dụng máy AED.

5.7. Tuyệt đối không chạm vào người nạn nhân trong lúc máy đang phân tích hay sốc điện.

Trong khi sử dụng, máy sẽ phân tích các chỉ số của nạn nhân để đưa ra quyết định có sốc điện hay không? Khi đó, bạn cần lưu ý:

  • Khi máy đang phân tích, việc chạm vào người nạn nhân có thể làm sai lệch kết quả phân tích.
  • Dòng điện từ máy AED phóng ra có thể khiến tim ngừng đập trong một khoảng thời gian để tạo điều kiện cho tim đập bình thường trở lại. Vì thế nếu một người khỏe mạnh chịu tác dụng của dòng điện này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bình luận:

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:
Tin tức Wellbeing