Tạo nhịp tim cấp cứu tạm thời với điện cực ngoài lồng ngực| Wellbeing
Sốc điện ngoài lồng ngực là dùng 1 xung điện có điện thế lớn trong thi gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều - an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều.
I. ĐẠI CƯƠNG
Sốc điện ngoài lồng ngực là dùng 1 xung điện có điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều - an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều. Các loại sốc điện:
+ Sốc điện kh ng đ ồng thì: Xung đi ện sẽ phóng ngay lập tức tại thi điểm ấn nút phóng đi ện.
+ Sốc điện đồng thời: Xung điện được phóng ra vào thi điểm lựa chọn là sóng R giúp tránh tình trạng xung điện phóng vào khoảng thời gian nguy hiểm trong chu kỳ tim trư ớc đ ỉnh sóng T) có thể gây rung hoặc nhanh thất.
+ Sốc điện có thể tiến hành trực tiếp trên tim khi mở lồng ngực (sốc điện
trong lồng ngực) hoặc qua thành ngực (sốc điện ngoài lồng ngực).
II. CHỈ ĐỊNH
- Rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch: sốc điện không đồng bộ.
- Loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) có rối loạn huyết động: sốc điện đồng bộ.
- Mức năng lư ng đ ối với rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch: Tùy thuộc cân nặng của nạn nhân .
- Cần thực hiện nhanh chóng, không cần gây mê, chống đông.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tim nhanh nhĩ đa ổ
- Có sự tiếp xúc trực tiếp của người bệnh với người khác.
- Bề mặt da vị trí đ ặt điện cực bị ẩm ướt.
- Người bệnh đang mang các thiết bị tạo nhịp hay phá rung trong người.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ hoặc đi ều dưỡng được đào tạo về kỹ năng sốc điện.
2. Phương tiện
Máy sốc đi ện bao gồm 157
- Bộ phận tạo xung điện là 1 tụ điện tích điện từ nguồn điện xoay chiều có khả năng phóng ra đư c dòng đi ện với các tính chất mong muốn theo yêu cầu sốc đi ện.
- Bản sốc điện có kích cỡ thay đổi tùy theo lứa tuổi.
- Dây điện cực với 3-5 đi ện cực.
- Màn huỳnh quang (monitor) hiển thị sóng điện tim thu từ các điện cực hoặc bản sốc điện, các thông số kỹ thuật.
- Nút, phím chọn phương thức sốc điện đồng thì hoặc không đồng thời (SYN = synchronization).
- Nút hoặc phím lựa mức năng lượng (tính bằng Joules hoặc Watt)
- Nút hoặc phím nạp đi ện (CHARGE)
- Nút phóng đi ện.
3. Người bệnh
Người bệnh ký vào giấy chấp nhận thủ thuật sau khi nghe bác sỹ giải thích.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật
2. Kiểm tra người bệnh
- Tiếp tục cấp cứu ngừng tim-phổi (nếu cần)
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Nạp năng lượng
- Lựa chọn năng lượng và kiểu sốc đồng bộ hoặc khung đồng bộ . Năng lượng phụ thuộc vào cân nặng và theo chỉ định của Bác sỹ cấp cứu.
- Ấn nút nạp "CHARGER" ở mặt trước máy hoặc trên bản cực "APEX"
- Đi đến khi có tiếng ''bíp" và trên màn hình hiện lên đúng năng lượng cần nạp và chữ "READY".
3.2. Sốc điện
- Bôi gell vào bản điện cực sốc điện
- Áp trực tiếp bản sốc điện lên ngực người bệnh
+ "APEX": để vùng mỏm tim
+ "STERNUM": để ở đáy tim
- Theo dõi điện tim trong quá trình sốc điện 158
- Chú ý: không được chạm vào người bệnh
- Dùng 2 ngón cái ấn đ =ồng thời nút "DISCHARGE" ở 2 bản sốc điện
VI. THEO DÕI
Đánh giá l ại và theo dõi theo các bư ớc ABC (thở, đư ng thở, tuần hoàn)
VII. TAI BIẾN
VÀ XỬ TRÍ
- Rung thất do lựa chọn sai phương thức sốc điện
- Ngừng tim: cấp cứu theo qui trình cấp cứu ngừng tuần hoàn ABC
- Tắc mạch: ít gặp ở trẻ em
- Phù phổi cấp do suy giảm chức năng tâm thu thất trái hoặc do nhĩ ngừng co bóp thoáng qua: đi ều trị theo phác đồ xử trí phù phổi cấp.
- Bỏng da chỗ áp điện cực, tùy mức độ xử trí theo phác đồ.
- Hạ huyết áp, xử trí theo phác đ ồ
Bình luận:
Không có bình luận nào cho bài viết.